Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

Quảng Ninh: 7 chủ tàu … lãng phí 30 triệu đồng mỗi ngày?! |

(Xây dựng) – Đó là 8 con tàu vỏ thép được 7 chủ tàu đóng mới đang nằm chờ…tỉnh đồng ý cho phép hoạt động kinh doanh du lịch trên vịnh Hạ Long. Tiền đã vay, tàu đã đóng, mỗi ngày không hoạt động là nguy cơ thua lỗ, lãng phí, thậm chí phá sản đang rình rập khiến 7 chủ tàu đứng ngồi không yên, như ngồi trên chảo lửa.


8 con tàu vỏ thép đang “ dài cổ” chờ…cấp phép. Mỗi ngày qua đi là có hơn 30 triệu đồng bị “ném qua cửa sổ”?! Một sự phí phạm lẽ ra không đáng có!

Được biết, từ năm 2011 đến nay tỉnh Quảng Ninh ra một số văn bản không nằm trong quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh tàu khách du lịch trên vịnh Hạ Long đang diễn ra sôi động. Do lịch sử để lại, do luật không cấm nên hiện tại trên vịnh Hạ Long đã có khoảng 533 con tàu du lịch chủ yếu là vỏ gỗ đang là niềm tự hào cho địa phương bởi sự phát triển rất nhanh, rất mạnh của loại hình du lịch này. Nhưng do tàu vỏ gỗ rất khó kiểm soát về kết cấu, chất lượng, dễ cháy, dễ chìm… nên Tỉnh đã khuyến khích, thậm chí bắt buộc các chủ tàu khi đóng mới, hoán đổi phương tiện đều phải chuyển sang đóng tàu vỏ thép cho an toàn hơn.

Chính vì vậy 7 chủ tàu trên đã chủ động “ khai tử” những con tàu gỗ cũ kỹ của mình khi đã hết hoặc chưa hết niên hạn sử dụng. Nên nhớ, việc kinh doanh tàu du lịch khác với kinh doanh xe khách đường bộ ở chỗ, ô tô muốn mua thì có ngay, các thủ tục đăng ký cũng rất nhanh, nhưng tàu thì không có sẵn để mua ngay được. Do vậy, theo một cán bộ đăng kiểm cho biết quy định khi đóng mới tàu là chủ tàu chỉ phải trình hồ sơ thiết kế để đăng kiểm giám sát trong quá trình đóng tàu, sau hoàn tất các công đoạn thì đăng kiểm, cấp giấy chứng nhận đăng kiểm và chủ tàu làm thủ tục đăng ký tại sở giao thông vận tải là xong.

Trong khi những chủ tàu trên cho biết, trước khi đóng tàu họ đã trình hồ sơ và đơn xin phép Tỉnh, chẳng biết bao giờ được tỉnh chấp thuận ( thực ra các luật hướng dẫn chuyên ngành không quy định chủ tàu phải được tỉnh chấp thuận mới được đóng mới tàu). Vậy là việc xin cứ xin, việc đóng mới tàu cứ đóng. Trung bình mỗi con tàu vỏ thép đóng mới hết 3.2 tỷ đồng; chủ tàu được vay ngân hàng 70%; lãi suất vay 0,9%/tháng; thời gian vay 7 năm. Như vậy là nếu tàu “ nằm chơi, xơi nước” như hiện nay thì mỗi chủ tàu phải trả ngân hàng tiền và lãi hơn 56 triệu đồng/tháng; phí neo đậu 1.650.000 đồng/tháng; thuê hai người trông coi, vận hành, bảo dưỡng khoảng 15 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng chưa được hoạt động thì mỗi tàu cũng thất thu khoảng 30 triệu đồng tiền lợi nhuận sau thuế. Và đặc biệt các tour lữ hành và thuyền trưởng, thuyền viên cũ sẽ có thể “ một đi không trở về” đó là sự mất mát vô hình to lớn…

Nhìn vào những con số trên hẳn chúng ta thấy 7 chủ tàu “ đang sống dở, chết dở”, đang “ ngồi trên chảo lửa”. Một ngày Tỉnh chậm cấp phép hoạt động là số tiền “ném qua cửa sổ” của 8 con tàu ước chừng mất hơn 30 triệu/ngày đồng hỏi rằng ai chẳng xót xa, đau đớn!

Vậy thì những ai sẽ có thể “ chết” nếu dự án đóng mới 8 con tàu vỏ thép trên nếu họ phá sản? Người “ chết” chắc chắn thuộc về phía ngân hàng nếu họ không thu hồi được vốn. Nếu họ chứng minh được quy trình thẩm định tín dụng là đúng luật thì đó là “cái chết oan” ! Nhưng, người “ chết” đầu tiên thuộc về 7 chủ tàu như số tiền “ đội nón ra đi, không có ngày trở lại” như đã nói ở trên. Và đây cũng là “cái chết oan uổng” bởi họ không sai, lỗi không phải tự họ gây nên. Vậy thì người “ chết” cuối cùng sẽ là Nhà nước, bởi họ mất đi nguồn thu không đáng mất… Ngoài ra an sinh xã hội bị đe dọa, lãng phí, lạm phát, tiêu cực…cũng góp phần từ những “ dự án” kiểu này.

Tuy nhiên, có thể 8 con tàu sắt trên rồi sẽ được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận và được đăng ký, cho phép hoạt động. Nhưng ai cũng thấy một điều đáng tiếc đã và đang xảy ra là: Một là nếu các chủ tàu phải trình hồ sơ xin đóng mới thay thế tàu vỏ gỗ và phải chờ Tỉnh chấp thuận đã rồi mới tiến hành đầu tư cho dù đó là những quy định dưới luật. Hai là nếu các cơ quan giúp việc cho Tỉnh về vấn đề trên tham mưu đúng, tham mưu đủ thì quy trình xét duyệt hồ sơ chắc chắn diễn ra nhanh hơn. Ba là thủ tục giải quyết thủ tục hành chính về vấn đề trên nếu đúng quy trình, đúng thời gian thì không thể có những con tàu xuất xưởng tới gần 1 năm mà không biết có thể được cấp phép hoạt động hay không ./.

Văn Nguyễn


Tham khảo thêm: Máy bơm nước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét